Lý thuyết về hình thế phong thuỷ chính là nói đến vận dụng thực tế hai khái niệm cơ bản của Hình và Thế trong lý thuyết Phong thuỷ.
Nói cách khác chính là vận dụng hình thế kiến trúc và những yếu tố môi trường xung quanh, như thế đất, dáng sông núi, cỏ cây hoa lá xung quanh, hình dáng là lớn nhỏ, dài, ngắn, địa chất, gần xa, li hợp,… chủ theo sự biến đổi của hư thực, âm dương, động tĩnh…tất cả đều cần phù hợp với tâm sinh lý, hiệu ứng cảm nhận, đặc biệt là hiệu ứng thị giác, nó dần đến các trạng thái tâm lý, vui buồn, thích ghét về nghệ thuật thẩm mĩ. Lý luận thiết kế không gian bề mặt của kiến trúc cũng không ngoài nguyên tắc xử lý tổ hợp không gian. Trên thực thế, nó cũng giống như nghe bệnh sau đó luận chứng, hình thế học trong Phong thuỷ của Trung Quốc cũng đầy đủ những đặc trưng tư duy lý luận như vậy.
Đối với các khái niệm về Hình và Thế, ngay từ những tác phẩm của Bắch gia Chư tử thời Liên Tần đã bàn đến và ứng dụng rất rộng rãi. Thậm chí có cả một chuyên đề luận bàn về Hình và Thế như thiên Hình Thiên, Thế Thiền trong sách Hình thế giải của Quán Tử. Hình bao gồm những nghĩa như Hình dáng, hình thức, hình trạng, hình tượng, biểu hiện bề ngoài…, Thế là chỉ tư thế, hình thái, xu thế, uy lực…Nếu cắt nghĩa và so sánh hai từ Hình và Thế thì Hình nhằm chỉ cái cụ thế, cục bộ, chi Tiết nhỏ, cái gần; Thế chỉ tổng hợp, quần thể, to lớn.
Thông qua kinh nghiệm thực Tiễn, phương diện thiết kế quy hoạch kiến trúc cũng hình thành như Phương pháp hình thế được nhắc đến trong thiên Địa quan của Chu Lễ. Thời Tam quốc, nhà Phong thuỷ lớn Tào Nguy đã từng nói: “Nhìn nó từ xa, như đếm sao trên trời, Tiến gần để quan sát, thì như ngửa cổ nhìn dám mây xa trên đình núi…” ông đã mượn dùng hai khái niệm khác nhau về tổng thế và cục bộ, đã chỉ ra rõ ràng, xử lý các chi Tiết cục bộ của nghệ thuật kiến trúc nhưng vần bảo đảm được tính mĩ thuật của tổng thể.
Trong quá trình phát triển lý luận Phong thuỷ đã dần kiện toàn được hệ thống lý thuyết uyên thâm về quy luật nội tại, hiệu quả của cảm nhận thị giác về của dương, động tĩnh, cục bộ và chỉnh thể, gần và xa, cao và thấp, nhỏ và to, đồng thời cũng đưa ra được một hệ thống lý thuyết đầy đủ ý nghĩa triết học.
Lý luận về những liên quan của Hình Thế trong Phong thuỷ, chủ yếu xoay quanh và phát triển những khái niệm cơ bản của Hình và Thế. Đã quy phạm giới hạn không gian khác nhau, ý nghĩa nội hàm khác nhau, đồng thời cũng nói rõ về sự trái ngược nhưng lại hợp thành của nó. Hai cuốn sách rất cổ về Phong thuỷ là Quản Thi địa lý chỉ mông và Quách Phác cổ bán tảng kinh có chép:
“Xa là thế, gần là hình, Thế là bàn về cái lớn, Hình là bàn về cái nhỏ”
“Thế là cái thô, hình là cái tính”
“Thế nhìn từ xa, Hình phải xem gần”
“Ngàn thước là Thế, trâm thước là Hình”
“Thế là cái lớn của Hình, Hình là cái nhỏ của Thế”
“Hình nằm trong Thế”
“Thế là gốc rễ, Hình là hoa nhuỵ, hoa nhuỵ giúp quả to, rễ sâu thì cành tốt”
“Thế và Hình thuận thì tốt”
“Thế đến hình dừng, trước gần sau dựa là tốt”
“Hình và khí đều đủ, đó là khí tượng”
Luận bàn về Hình Thế Phong thủy như các môn lý luận học thuật khác của Trung Quốc cổ đại rất là phong phú và sâu sắc, tính khái quát thì cao, nói thì đơn giản, nhưng lại rất trừu tượng, dùng lý luận hiện đại để bàn thì ý nghĩa của chúng sẽ trở nên sáng sủa và dễ hiểu hơn. Ví dụ nội dung chính của Hình và Thế, ngoài hai khái niệm cơ bản của Hình và Thế mang định tính, còn đưa ra quy định cho định lượng là “Nghìn thước là Thế, trăm thước là hình” làm chuẩn cho thước đo cấu thành không gian phần ngoài. Quy định này, là được phân tích trên thành quả tưởng ứng và cơ sở lí luận có liên quan hiện đại, từ đó cho thấy, trên cơ sở thực Tiễn, triết học hình học không gian của người xưa đã nhận thức sâu sắc và nắm rất rõ quy luật tâm lý tri giác và nắm rõ về những cái liên quan đến con người, “Mô số không gian bên ngoài” là rất khoa học.
Căn cứ vào lý thuyết Hình Thế trong phong thuỷ, quy định thước không gian trăm thước là hình, đối với cấu thành không gian thuần tuý thì đã cụ thể hoá ý nghĩa chế ước về độ thước, như phân biệt không gian trong kiến trúc cục bộ hoặc đơn thế kiến trúc thì bề mặt kết hợp với độ sâu và dộ cao được hạn chế trong khoảng 100 thước. Theo lý luận đương đại có thế biết mức độ khống chế trong kiến trúc tránh vượt quá sức tưởng tượng thông thường của con người. Như vậy, đối với quy định ước khái về tầm nhìn gần này hoàn toàn có căn cứ và đầy đủ ý nghĩa khoa học nội tại.
Ngoài ra, phân lích theo lý luận hiện đại, kiến trúc hoặc hình ảnh không gian của cảnh quan nào đó phù hợp với tầm nhìn của con người khi nhìn cách xa 100 thưóc, thị giác là 60, đây cũng chính là tầm nhìn ngang mẫn cảm nhất của con người; đồng thời cũng là góc thị giác được hạn chế quan trọng trong thiết kế không gian ngoại cảnh kiến trúc. Trên thực tế, khi tầm nhìn thị giác nhỏ hơn 60 sẽ rất hiệu quả đối với tầm quan sát cảnh không gian, đặc biệt là hiệu quả tổng hợp không gian, từ đó có thể loại bỏ được cảm giác mỏng, thưa và quá trống không.
Khi tầm nhìn xa vượt quá mức 1000 thước, thì trong Hình Thế phong thuỷ cho rằng con người bình thường không thể tưởng tượng được, chỉ chú trọng đến “Thế xa nhưng nhìn thấy hình vòng”, “Hình phải nhỏ vào Thế’” “Hình có được nhỏ Thế”, hoặc mượn địa hình của núi, hoặc căn cứ vào không gian tổng thế, tổ hợp không gian quần thể làm cảnh nền, từ đó nhận định được hình, đưa hình nổi lên trên bề mặt của thế, Đây là một trong những đòi hỏi tương đối trừu tượng đối với người làm phong thuỷ, Cảm nhận của họ phải phụ thuộc vào hai yêu tố, thứ nhất là tố chất cá nhân, thứ hai là được truyền thụ kinh nghiệm thực tế của người truyền thụ.
Khi chọn hướng theo phong thuỷ, việc làm và cảm giác tâm lý được phân tích hết sức tỉ mỉ, và trên cơ sở logic. Thực tế, khi quan sát gần sự vận động của hình thế trong quẩn thể không gian bề mặt, chi Tiết cảnh vật, đặc biệt là tạo hình trong xử lý nghệ thuật kiến trúc, màu sắc, hoa văn, địa chất,. .vô cùng phong phú, vì thế nó thường khiến người quan sát cảm thấy hoa mắt.
Với cơ sở như vậy, Hình Thế phong thuỷ trên bề mặt cấu thành không gian bên ngoại của viễn cảnh, trung cảnh và cận cảnh tổng hợp, đưa ra một nguyên tắc xử lý rất quan trọng: Đối với tổng hợp không gian hình thế lớn 1000 thước, một mặt phải định cục cụ thể từ tổng thế đến chi Tiết; mặt khác, trên cơ sở ở đấy, Lấy Tiêu chuẩn của Hình 100 thước để phân chia thành từng chi Tiết độc lập, các không gian có tính cục bộ phải liên hệ với nhau, khéo léo tổ chức, xử lý nghệ thuật chi Tiết cục bộ của từng đơn thể trong đo. Như vậy, quần thế không gian có thể liền nhất mạch, thống nhất khí mạch, chính thể về cục diện không gian,
Xét về ngọn nguồn và những truyền tụng kế thừa của lịch sử thuyết địa thế phong thuỷ, chứng minh dựa vào một lượng lớn những di chỉ, văn vật và ghi chép về văn hiến, ảnh hưởng của nó đối với những sáng tạo thiết kế quy hoạch kiến trúc là tương đối phổ biến và cũng rất sâu sắc.
Ví dụ như, xem xét từ Thành Bắc Kinh của thời Minh Thanh là một ví dụ thực tế điển hình về một thành phố cổ, cả thành phố ngoài một lượng nhỏ những tháp phật, lầu phật, và một số công trình tượng trưng cho “không gian của thân”, còn có tính chất của những điểm du lịch, kiến trúc đơn lẻ hay vượt quá độ cao trăm thước, ngoài ra tuyệt đại đa số kiến trúc bao gồm đàn tế mà Hoàng đế dùng để làm lễ tế trời, những toà lầu cao nhất có tác dụng không chế những đường bao quanh cảnh quan toàn Thành phố, gác chuông, lầu trống… đều tuân theo nguyên tắc khống chế số đo “trăm thước là hình”. Như đàn tế trời, từ nền đến đỉnh cao 31,78m, theo như thước xây dựng của thời nhà Thanh (vào thời Quang Tự một thước xây dựng =31,83cm) thì bằng khoảng 9 trượng 9 thước 9 thốn. Còn về sự phân chia mặt bằng và không gian bao quanh của những công trình như đường phố, ngõ nhổ, quảng trường, sân… là những trường hợp ngoại lệ khdng tuân theo nguyên tắc cơ bản của thuyết hình thế phong thuỷ .
Đương nhiên do nhu cầu của thực tế, và cũng thường có một vài cách vận dụng theo kiến trúc và linh hoạt biến báo những nguyên ]ý như “kheo léo tập hợp hình mà triển khai theo và nguyên lý “Tích hình thành thế”, Ví dụ như: Những công trình kiến trúc lầu cao, lầu các, minh đường,và đến nay còn có những công trình di sản văn vvật có thế chứng minh được như tháp phật, lầu phật, thể hiện rõ sự táo bạo, óc sáng tạo của người xưa nhưng cũng không hề thiếu đi kỹ thuật sáng tạo đơn vị do độ dài rất lớn.
Tuy nhiên, nhũng công trình kiên trúc có khích thước quá người trong lịch sử này, đây đều là những không gian không phải dành cho con người, mà không loại trừ là “không gian của các Thần” dùng để cầu Thần, cầu Tiên, Lễ Phật, mang tính chất của vật sùng bái của thế giới bên kia. mang tính chất tôn giáo. Tuy những Công trình vì nhu cầu tình thần của xã hội của một thời ký nhất định trong lịch sử mà trở thành vật đối lập hoặc bổ sung của thế giới hiện thực, cứ như thế chúng được tồn tại và phát triển, đồng thời về mặt nghệ thuật và kỹ thuật xây dựng cũng thể hiện rõ tài sáng tạo đáng ngạc nhiên và sự táo bạo của người xưa, nhưng do sự phát triển của lịch sử cổ đại Trung Quốc, không phải từ khi chưa xuất hiện tư tưởng tôn giáo đến từ phương Tây đã có những tôn giáo ngoại lai. Trong quá trình luôn quan tâm đến những hình thái văn minh thể hiện rõ hiện thực của con người, cũng không ngừng bộc lộ ra những xu thế ở thế tục và cả những xu thế yếu đuối, vì thế là những công trình kiến trúc mang không gian của thần thánh, có xu hướng phát triển đi lên và có một khối lượng đồ sộ như vậy, về mặt số lượng và quy mở chỉ chiếm một tỉ lê rất nhỏ trong tổng thế kiến trúc cổ đại của Trung Quốc.
Tính thế tục hoá trong kiến trúc tôn giáo cũng thêm vào những tác phẩm kiến trúc cổ đại những kỹ xảo và hình thức sáng tạo mới, thuyết hình thế phong thuỷ làm cho trời đất mở mang phát triển hơn, cũng phản ánh ra sự thực này. Điển hình như từ thời Nam Tổng đến nay, đặc biệt là từ thời Minh Thanh trở lại đây, cùng với việc phong thuỷ trong các công trình kiến trúc tôn giáo ào ào xuất hiện, các nơi liên tục xây dựng những tháp phong thuỷ. hoặc tháp Văn Phong, tháp Văn Xướng, tháp Văn Tính, tháp Văn Bút… Trên thực tế là do tháp Phật chuyển hình mà thay đổi một loại hình kiến trúc mỗi có tính chất tôn giáo. Các nhà phong thuỷ tôn giáo, mượn hình tượng cao vút của nó, không phải là vật sùng bái của lễ phật mà là kiến trúc đặc trưng “một địa chỉ tín ngưỡng thông hiển một bang, một ấn tượng làm màu mỡ một vùng, làm rực rỡ cả một vùng”, Lấy danh nghĩa phong thuỷ để “bù đắp phong mạch, kỷ địa linh, làm mạnh thêm giá trị nhân văn, chấn chỉnh lại phong tục”. Những kiến trúc tương tự còn có những lầu phong thuỷ hình hài và màu sắc rất đa dạng, những hình thức kiến trúc nổi Tiếng nhất Tiêu biểu là lầu Hoàng Hạc ở Võ Bản, Đằng Vương Các ở Nam Xướng, Đại Quan Lầu ở Côn Minh, Lầu Nhạc Dương ở Nhạc Dương…đây là những kiểu kiến trúc dùng để trang điểm cho sông nước, làm đẹp thêm cho phong cảnh, những công trình này hầu hết đều được xử lý, không chế dựa vào hệ thống kích thước “trăm thước là hình”, thực hiện được sự chuyển đổi không gian của Thần hướng sang không gian của người.
Do không gian của Thần chuyển sang không gian của người mà đã trở thành một ví dụ Tiêu biểu về cách tận dụng khéo léo thuyết hình thế phong thuỷ, đương nhiên không chỉ dừng lại ở những sáng tạo về kiểu kiến trúc tháp phong thuỷ này. Trên thực tế để chế ngự được không gian kiến trúc mang tính quần thế lớn này, để đòi hỏi sự táo bạo và khí thế trông xa của nó, ví dụ như là trong thành phố, trong những khu du lịch tự nhiên, hay trong những khu sinh thái, thích hợp bố trí ít những kiến trúc có tầm cỡ lớn, hoành tráng, trao cho nó một nhiệm vụ là Lấy danh nghĩa của “không gian của thần“, mà trở thành “không gian của người“ để phục vụ, cũng là một cách làm thường được áp dụng.
Ví dụ, một lượng lớn công trình kiến trúc trong khu sinh thái, hình dáng nhỏ nhỏ xinh xinh, hình thức cũng khá trang nhã, bố cục tuỳ ý, linh hoạt, làm giàu thêm phong vị linh cảm của con người. Lại có rất nhiều miếu đền, hình dáng chỉ hơn quy mô “trăm thước là hình”, nằm ở điểm khống chế quan trọng của vườn, hoặc là nằm ở trung tâm cấu thành bức tranh của cả vườn. Ví dụ Lấy Phật Hướng các, Tu Di Linh Cảnh làm trung tãm cấu thành bức tranh khống chế núi Vạn Thọ và Hồ Cồn Minh, cũng khống chế cà vườn Di Hoà Viên, dựa vào Tháp Trắng đen Vĩnh An đến Tâm Liễm hợp thành Đảo Quỳnh và cả cảnh vật Bắc Hải. Cấu thành trung tâm của cảnh vật. Ngoài diện tích 8 mẫu rất lớn đó. phần núi non mở rộng ở bờ phía bắc sơn trang nghỉ mát, cấu thành một cảnh đẹp như bức màn quây quanh sơn trang… Những miếu đền này, tuy cổ danh nghĩa là Phật, thuộc về không gian của Thần, nhưng về Ý nghĩa của quy hoạch cả vườn, chẳng qua chỉ là mượn kích thước Tiêu chuẩn của lực lượng siêu nhiên để trang điểm cho những khu vườn Lấy con người làm chủ thể. Nhưng Ý sáng tạo của kiểu quy hoạch này. kết hợp với ví dụ thực tế để phân tích thêm, trên thực tế chẳng qua cũng chỉ là một sự vận dụng khéo léo, biến báo thuyết hình thế phong thuỷ mà thôi.
Ở trên đã từng đề cập, khi kích thước bên ngoài không gian và cự lý trông xa vượt ra khỏi quy định nghìn thước, thuyết hình thế phong thuỷ nhấn mạnh biện pháp phong thủy xử lý đó là: “tích hình thành thế “khéo léo tập hợp hình mà triển khai thế”, để tránh gặp sinh ra cảm giác hẻo lánh, lạnh lẽo. Trong những trường hợp thông thường chỉ là dựa vào kiến trúc mang tính đơn lẻ trăm thước là hình mà khéo léo ghép thành tổ quần thế, hoặc là tận dụng địa thế thiên nhiên để giải quyết, không cần phải cố làm cho kiến trúc đơn lẻ to, cao thêm để xử lý, để tránh khi nhìn gần sẽ mất đi vẻ vượt qua con người, làm cho phong vị linh cảm con người biến mất hoặc bị yếu đi. Tuy nhiên, ví dụ như khi vườn của Hoàng Đế nhà Thanh bị sửa đổi không gian, dựa vào kiến trúc tôn giáo đồ sộ có hình dáng và kích thước rất lớn để giải quyết những bộ phận cấu thành cả vườn và hiệu quả trông từ xa, còn khi nhìn gần, dựa vào danh nghĩa của Thần, tuy kích thước vượt quá người có thể được gọi là không gian của Thần, hoặc là cảnh giới bên bờ bên kia được con người chấp nhận; từ góc độ tổng thể, đã làm phong phú thêm cảnh vật và tác dụng bên trong của cả khu vườn. Đây không thể phủ nhận là một thủ pháp vận dụng một cách tài tình và linh hoạt thuyết hình thế phong thuỷ.