1 . Thuật phong thủy tại Trung Quốc xưa và nay
Học giả thời Hán thường bàn luận về kham dư, kham dư không hẳn có nghĩa là trời đất mà thường là để chỉ qủy thần.
Đồ trạch thư đã thất lạc của Vương Sung đời Hán trong sách "luật hành - cáo thực thiện" đã dẫn nguyên văn một đoạn trong đồ trạch thư: Đoạn một "Thuật đồ trạch nói rằng: trạch có 8 thuật, lấy danh số lục giáp mà xếp theo thứ tự, thứ tự lập theo tên gọi, cung thương phân biệt rõ ràng. Trạch có ngũ âm, tính có ngũ thành. Trạch không hợp tính thì tính và trạch chống nhau, tất tật bệnh tử vong, phạm tội gặp họa". Đoạn 2 "Thuật đồ trạch nói rằng: cửa nhà buôn không mở về hướng Nam, cửa quan không mở về hướng Bắc".
Hai đoạn văn trên ta thấy rõ thuật đồ trạch có liên quan đến những cấm kỵ về nhà ở trong thuật phong thủy mà kham dư là thần quái sáng tạo ra thuật phong thủy.
2. Thuật phong thủy tại Hy Lạp, La Mã cổ đại
Ngược dòng thời gian, trở lại bán đảo Ban-Căng cách đây hơn hai ngàn năm đã thai nghén và nảy sinh tri thức địa lý nổi tiếng trong đó có thuật phong thủy.
Hypocrate (460-377 trước Công Nguyên) thầy thuốc Hy Lạp, người đặt nền móng cho khoa học Tây phương .... trong văn tập ông có ghi lại "bàn về gió, nước và hoàn cảnh". Sách này coi hoàn cảnh là một hệ thống định ước mối quan hệ tương hỗ của sự tồn tại xã hội, luận chứng giữa mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh. Tác giả cho rằng bệnh tật của cư dân thường liên quan đến vị trí của nhà ở đối với gió Đông, Tây, Nam, Bắc. Phân tích đối với thủy, nguồn nước quyết định chất nước, chất nước quyết định sức khỏe con người.
Tác giả cho rằng hoàn cảnh có ảnh hưởng đến sinh hoạt của con người. Cư dân ở những nơi không khí ngột ngạt, ẩm thấp như lòng chảo thì dân chúng nhút nhát không thích hoạt động. Cư dân vùng mưa nhiều thì cần cù siêng năng. "Gió, nước và hoàn cảnh" là ba nhân tố quy luật tại phong thuỷ cổ đại. Kiến thức địa lý cổ có nhiều ứng dụng đặc biệt trong lĩnh vực địa lý ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến cả tâm sinh lý của con người như nhà triết học Aristote nhận xét phong thủy không những liên quan đến địa chất học, thủy văn học, khí hậu học mà về cơ bản còn liên quan đến các tri thức hiện đại như trong xây dựng thiết kế.
3. Thuật phong thủy tại Nhật Bản
Trước khi xây dựng, người Nhật đều mời thầy phong thủy, phải cử hành nghi thức địa trấn sát trước khi khởi công. Người ta không cho đó là mê tín mà là cầu điềm lành động viên tinh thần, tăng niềm tin. Mọi vấn đề phải được khảo sát rất kỹ do các nhà phong thủy, phải được xem xét cả bốn mặt Đông Tây Nam Bắc xem Long chầu Hổ phục, Chu Tước, Huyền Vũ và dựa vào ngũ hành để định vị cuộc đất tốt hay xấu. Người Nhật còn chú ý đến ngày tốt để chủ yếu dùng trong việc xây dựng. Các cuốn sách mà người Nhật đã xuất bản như 'Âm dương ngũ hành dân tộc Nhật Bản' đề cập đến vấn đề thực hành của âm dương ngũ hành đối với nơi cư ngụ.
4. Thuật phong thủy tại Mỹ
Gần đây thì phương Tây mới chú ý và chứng minh được một số luận điểm củaphong thủy. Báo chí ở Mỹ bắt đầu đăng tải nhiều bài về thuật này. Một loạt bài xuất hiện như: "Thuật phong thủy - nhà khoa học trong nhà bạn" của giáo sư đại học Northwest John Gorovert, "Nhà thiết kế với phong thủy" của Sarah Rossbach và nữ kiến trúc Robin Lennon với cuốn "Kiến tạo căn nhà cho trái tim bạn". Với ý nghĩa về hướng nhà, kiến trúc, địa điểm, môi trường, con người, những tác động. Những cuốn sách này đưa luận chứng khoa học đã chứng minh được từ thực tiễn trong tri thức khoa học.
Theo Một thế giới