Tin tức

Giải thích các khái niệm cơ bản trong phong thủy (phần 1)

09:38:0918/01/2019

Chắc chắn bạn sẽ thắc mắc, làm gì mà lắm loại hướng như vậy. Có thể bạn chưa bao giờ nghe đến toàn bộ các khái niệm đó. Hoặc nếu có thì bạn nghĩ rằng tất cả chúng là một ?

Nếu thực sự như vậy thì bạn cần phải đọc kỹ bài học này. Đây là bài bản lề, then chốt. Bạn cần nắm thật kỹ mới có thể thực hành làm phong thủy được.

1. Tọa và Hướng:

Trong phong thủy, hai khái niệm Tọa và Hướng được nhắc đến rất nhiều. Vậy Tọa là gì, Hướng là gì?

1.1. Tâm (Center):

Trong phong thủy, người ta thường nghiên cứu về Nhà và Đất. Nên Tọa Hướng trong phong thủy thường chỉ Tọa Hướng của nhà hay Tọa của đất. Để tính Tọa Hướng, ta phải xác định được Tâm của nhà, đất.

Tâm của nhà, đất còn được gọi là Trung cung, và được xác định dựa theo quy tắc hình học. Bạn có thể nhìn hình minh họa sau đây:

Như trên hình, các khu đất có dạng hình vuông, chữ nhật (thường gặp nhất), có thể xác định tâm thông qua việc nối hai đường chéo lại với nhau. Với các khu đất thừa, hoặc khuyết góc, thì tùy xem mức độ thừa thiếu bao nhiêu mà xác định như hình.

Với trường hợp đặc biệt, nhà có dạng hình chữ L rõ rệt thì cách xác định khá phức tạp. Chúng tôi nêu thêm dưới đây để các bạn tham khảo:

Với các dạng nhà chữ L, mà phần đuôi chữ L đưa ra đáng kể (nhiều hơn 1/3) thì phải thực hiện biến đổi về hình chữ nhật (AMNP) như hình bên.
Để xác định vị trí của M,N,P cần tìm x,y.
Lập hệ phương trình:
x * y = S (S là diện tích của AMNP, cũng là diện tích của ABCDEF)
x / y = AB / AF
Tính ra: y = sqrt (S * AF / AB)
Sau đó tính: x = S / y

 

1.2. Hướng (Facing):

Hướng chỉ hướng nhìn của đối tượng. Trong phong thủy, Hướng thường được dùng để chỉ hướng đất, hướng nhà, hoặc hướng giường, hướng bếp…

Để xác định hướng, ta vẽ một vector (mũi tên) với gốc bắt đầu từ Tâm của vật đó (Center) và kéo về phía mặt trước của vật.

  • Nếu là mảnh đất, thì hướng từ Tâm đất ra phía con đường chính (lối giao thông đi lại chính) được hiểu là Hướng đất.
  • Nếu là ngôi nhà, thì hướng từ điểm Tâm nhà, kẻ vuông góc ra mặt tường có đặt cửa đi lại chính, được hiểu là Hướng nhà.
  • Một số nguyên tắc xác định hướng của đồ vật:
    • Hướng bếp là hướng lưng của người đứng nấu.
    • Hướng giường là hướng đầu giường.
    • Hướng bàn thờ là hướng lưng của người đứng khấn.

 

1.3. Tọa (Sitting):

Tọa là để chỉ vị trí đứng. Cái gì cũng có vị trí đứng của nó. Bạn đang đứng ở đâu? Trên đường, trong nhà, ở phía Bắc, phía Nam, hay ngồi trên giường? Dù ở đâu, bạn cũng phải có vị trí đứng, gọi là Tọa. Trong tiếng Anh, Tọa là Sitting.

Tọa là hướng ngược lại với Hướng, qua trung cung (Center). Ví dụ Hướng nhà là Bắc, thì Tọa nhà là Nam. Hướng đất là Đông Nam thì Tọa đất là Tây Bắc…

 

2. Phân biệt hướng nhà, hướng đất, hướng đất, hướng cổng, hướng cửa

Trước hết, phải khẳng định, các khái niệm này hoàn toàn khác nhau. Và để làm phong thủy, bạn cần phải phân biệt được chúng. Hiểu được mỗi khái niệm chỉ cái gì, có ý nghĩa gì, áp dụng trong trường hợp nào.

Tôi đã bỏ các giờ đồng hồ để cặm cụi vẽ cái hình dưới đây. Qua nó bạn có thể hiểu được khá rõ ràng về các khái niệm này.

  • Trên hình vẽ, bạn có thể thấy rõ, đây là minh họa về mọt khu đất lớn (hình chữ nhật màu trắng), và một căn nhà nhỏ nằm trên nó (hình chữ nhật màu xám).
  • Phía dưới hình vẽ là một con đường lớn, bên phải có một con ngõ nhỏ tiếp cận vào khu đất.
  • Khu đất này có hai cổng, một cổng lớn mở ra phía đường lớn, và một cổng nhỏ (cổng phụ) mở ra ngõ nhỏ.
  • Căn nhà cũng có hai cửa. Cửa chính vì lí do gì đó lại mở sang phía bên trái (của hình vẽ). Cửa phụ mở về phía sau khu đất (hướng lên trên của hình vẽ).

 

2.1. Tâm đất, tâm nhà:

Đầu tiên, ta phải xác định được tâm đất, và tâm nhà. Vì đây là trường hợp minh họa cơ bản, nên tôi dùng đất và nhà có hình chữ nhật. Do đó, việc xác định tâm khá đơn giản. Chúng ta chỉ việc nối hai đường chéo của hình chữ nhật lại là xong. Bạn có thể thấy hai hình tròn màu đen có ghi chú rõ Tâm đất, và Tâm nhà trên hình.

 

 

2.2. Hướng đất:

Hướng đất là cái đầu tiên ta cần xác định trong 4 loại hướng ở trên. Như đã nói qua với các bạn, hướng đất là đường nối (vector) từ tâm đất ra phía mặt trước của khu đất (nơi có đường đi lại chính).

Ở đây cần nói rõ thêm với các bạn nhé, tôi phải nhấn mạnh là “đường đi lại chính“. Đường đi lại chính không có nghĩa là Đường lớn nhé. Nếu trong trường hợp ở trên, gia đình này lại chủ yếu đi thông qua ngõ nhỏ, vào cổng nhỏ, thì hướng đất sẽ không giống như hình ở trên. Mà lúc đó hướng đất sẽ hướng từ trái qua phải (của hình vẽ).

Trong phong thủy, quan trọng nhất là Khí (Qi). Khí di chuyển ở đâu nhiều, thì đó là nơi quan trọng nhất. Họa phúc cát hung đều sinh ra từ Khí. Lại có câu “Người đi khí theo, nước chảy khí theo”, nên con đường mà sử dụng làm nơi đi qua lại nhiều sẽ gọi là đường chính. Cổng mà đi qua lại nhiều gọi là cổng chính. Không phụ thuộc vào độ lớn của đường, của cổng.

Điều này rất quan trọng, mà đa phần các bạn làm phong thủy đã áp dụng sai. Nên các bạn phải tuyệt đối lưu ý kỹ.

 

2.3. Hướng cổng:

Hướng cổng được xác định là một mũi tên (vector) hướng từ tâm của đất ra vị trí của cổng. Trên hình vẽ, bạn có thể thấy tôi chú thích rất rõ hướng cổng chính và hướng cổng phụ.

Và cũng như trên đã lưu ý, việc hướng nào là hướng cổng chính, hướng nào là hướng cổng phụ, còn phụ thuộc vào việc, cổng nào sẽ là cổng chính, cổng nào là cổng phụ. Điều này lại phụ thuộc vào việc Khí vận chuyển thế nào. Nên, cứ cổng nào đi lại nhiều thì đó là Cổng chính. Hãy nhớ điều này bạn nhé!

 

2.4. Hướng nhà:

Tương tự như với hướng đất, hướng nhà là hướng từ vị trí tâm nhà ra mặt tường có đặt cửa nhà. Theo như trên hình vẽ, hướng nhà được hướng sang bên trái của hình.

Cũng giống như trường hợp của đất, việc xác định hướng nhà cũng cần phải căn cứ xem cửa nào là cửa đi lại nhiều nhất trong nhà. Nếu cửa phụ trong hình mới là cửa đi lại nhiều nhất, thì hướng nhà sẽ phải hướng từ tâm nhà lên phía trên của hình.

 

2.5. Hướng cửa:

Tương tự khi xác định hướng cổng, hướng cửa được xác định là một mũi tên (vector) hướng từ tâm của đất ra vị trí của cửa. Trên hình vẽ, bạn có thể thấy tôi chú thích rất rõ hướng cửa chính và hướng cửa phụ.

Tương tự trên, việc hướng nào là hướng cửa chính, hướng cửa phụ, lại phụ thuộc vào việc, cửa nào sẽ là cửa chính hay cửa phụ. Điều này lại phụ thuộc vào việc Khí vận chuyển thế nào. Và, cứ cửa nào đi lại nhiều thì đó là Cửa chính.

Với trường hợp nhà chung cư, thì hướng cửa được xác định theo cửa chính đi vào căn hộ đó. Còn hướng cửa của cả tòa chung cư lớn thì đóng vai trò là Hướng cổng. Bạn có thể hiểu nôm na, căn hộ của bạn là một căn nhà, được đặt trong một mảnh đất lớn (là mặt bằng của tòa nhà chung cư đó). Hướng ban công trong nhà chung cư chỉ để tham khảo thêm, không phải hướng cửa.

 

2.6. Ứng dụng của hướng đất, hướng nhà, hướng cổng, hướng cửa

Tất nhiên không phải vô lí mà sinh ra nhiều hướng khác nhau như vậy. Mỗi hướng sẽ có một ứng dụng riêng, tùy thuộc vào mục đích ta đang áp dụng khi xem phong thủy.

Thường với khi lập cực phân cung, thì hướng cổng, hướng cửa là rất quan trọng. Vì đó là đường đi của Khí vào nhà, vào đất. Nên hướng cổng, hướng cửa quan trọng hơn hướng đất, hướng nhà.

Trong hướng cổng, hướng cửa, thì hướng cửa lại quan trọng hơn hướng cổng. Vì hướng cửa chỉ vị trí đường đi của khí vào trong nhà, không gian bạn thường ở, sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ,… nhiều hơn rất nhiều so với khi bạn ở trong phạm vi đất (phía ngoài nhà).

Để xếp loại mức độ quan trọng, tôi xếp theo thứ tự như sau:

  • Hướng cửa chính
  • Hướng cổng chính
  • Hướng cửa phụ
  • Hướng cổng phụ
  • Hướng nhà
  • Hướng đất
  • Hướng cửa sổ
Tin cùng chuyên mục
Bài học: Bát quái

Bài học: Bát quái

Sự tiến triển của sự vật hiện tượng theo thuyết phong thủy đông phương. Vật chất tiến hóa theo thứ tự: Vô Cực Thái Cực Lưỡng Nghi Tứ Tượng Bát Quái Ở bài hôm nay chúng ta sẽ đi sâu vào khái niệm Bát Quái.
25/03/2019
Phân loại phong thủy

Phân loại phong thủy

Bài học này chúng ta cùng tìm hiểu về các cách phân loại trong phong thủy. Tôi cảm thấy cách dạy này khá mô phạm theo kiểu sách giáo khoa, mà cũng chả biết phải làm sao khác đi. Giống như khi ta học hóa học về Bazơ chẳng hạn, bao giờ chương trình cũng phải...
25/03/2019
Mẹo tính nhanh can chi năm bí truyền

Mẹo tính nhanh can chi năm bí truyền

Ở bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm Can Chi. Và cách tính nhẩm can chi cho năm sinh siêu nhanh Nào bắt đầu thôi…
25/03/2019
Bài học: Tính mệnh tuổi cực nhanh

Bài học: Tính mệnh tuổi cực nhanh

Mệnh tuổi là thuộc tính ngũ hành ứng với mỗi người. Bạn có thể đã nghe thấy người tuổi Kim, người tuổi Mộc… Vậy làm sao để biết mệnh tuổi của mình là gì?
25/03/2019
Bài học: Tính quẻ mệnh

Bài học: Tính quẻ mệnh

Trong bài học trước, chúng ta đã học cách tính Mệnh tuổi, hay Niên mệnh. Ở bài này, chúng ta sẽ học cách tính Mệnh quái, hay Quẻ mệnh. Đây là hai khái niệm khác nhau, và có rất nhiều người đã nhầm lẫn dẫn đến áp dụng sai hai khái niệm này.
25/03/2019
Giải thích các khái niệm cơ bản trong phong thủy (phần 2)

Giải thích các khái niệm cơ bản trong phong thủy (phần 2)

Các khái niệm cơ bản trong phong thủy tuy không xa lạ nhưng lại ít người hiểu đúng và đầy đủ về nó nên gặp khó khăn trong việc xem phong thủy nhà ở. Dưới đây là những thông tin rất hữu ích để bạn đọc tham khảo.
25/03/2019
Giải thích các khái niệm cơ bản trong phong thủy (phần 1)

Giải thích các khái niệm cơ bản trong phong thủy (phần 1)

Các khái niệm cơ bản trong phong thủy đang dần trở nên phổ biến khi mà phong thủy ứng dụng đời sống phát triển. Dưới đây là một số thông tin về các khái niệm thường xuất hiện khi xem phong thủy nhà ở để bạn đọc tham khảo.
25/03/2019
Thông tin liên hệ
Hỗ trợ hotline
Hỗ trợ online
Xem lịch âm
VIDEO MỚI NHẤT